1. Nhà thờ Trà Cổ
Nhà thờ Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, có kiến trúc cổ kính và đồ sộ. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 và được trùng tu lại năm 1995. Nhà thờ có hàng trăm bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi.
Trên các bức tường của nhà thờ được bài trí hàng trăm bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp cổ kính, nguy nga. Thánh đường được chống đỡ bằng những hàng cột gỗ lim. Bàn thờ chính sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tinh xảo.
Xem thêm về Nhà Thờ Trà Cổ:
2. Nhà Thờ Đá Phát Diệm
Nhà thờ Phát Diệm được thiết kế hình mái cong, là một trong những kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, có tượng thánh giá ngự trên đài sen.
Quần thể nhà thờ được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, thể hiện tư duy, quan niệm của người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
Phương Đình gồm 3 tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng Thánh Sử.
3. Nhà thờ gỗ Kon Tum

4. Nhà thờ cổ Mằng Lăng, Phú Yên
Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía bắc, Nhà Thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch (Tuy An, Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892, là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí hài hòa, giản dị; điểm cao nhất nhà thờ là hai tháp chuông, chính giữa là thập tự giá. Hành lang nhà thờ được thiết kế giống hình búp măng cách điệu. Khu thánh đường với không gian khoáng đạt, khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua các vòm cửa tạo nên một cảnh sắc rực rỡ, đẹp mắt.
Xem thêm về Nhà Thờ Mằng Lăng:
5. Nhà thờ Buôn Hồ, Đăk Lăk
Tọa lạc trên triền đồi, nằm trong khuôn viên rộng rãi, nhìn ra hướng quốc lộ 14, nhà thờ Buôn Hô sừng sững uy nghi mang phong cách Gothic, nổi bật là mái vòm che cung thánh và tháp chuông đôi cao vút. Phần tiền đường gọi là Quảng trường Huynh đệ bắt nguồn từ hai đỉnh tháp chuông cao vút của Thánh đường, chảy xuống giữa 8 cột trụ bền vững ốp đá hoa cương được kết hợp hài hòa với hai vòng cung, như đôi tay vươn ra ôm lấy toàn bộ không gian phía trước.
Nhà Thánh Thể là công trình phía sau nhà thờ có kiểu kiến trúc hoàn toàn độc lập với thánh đường, được xây toàn bằng đá và âm sâu vào lòng đất tạo không gian trầm lắng và yên tĩnh bên trong.
Xem thêm về Nhà Thờ Buôn Hồ:
6. Nhà thờ Núi – Nhà Thờ Chính Tòa Nha Trang
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị và quen thuộc như: Nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3-9-1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên Nhà Thờ Núi Nha Trang cũng do đó mà có.

Nhìn từ xa, nhà thờ Chánh tòa tựa như một lâu đài cổ được xây dựng bằng đá phiến màu xám. Tổng thể công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn rất cuốn hút và pha chút ma mị. Bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần, vươn cao, cửa vòm đầu nhọn… là đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo phương Tây.
Xem thêm về Nhà Thờ Núi Nha Trang:
7. Nhà thờ Domaine de Marie, Đà Lạt – Nhà Thờ Mai Anh
Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh, nhà thờ Domain de Marie còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Nhà thờ Mai Anh là một trung tâm du lịch của thành phố Đà Lat, được xây dựng theo kiến trúc cổ Châu Âu, thuộc trường phái Gothique, lại nằm ẩn hiện trên ngọn đồi đầy thông, nên càng tạo thêm vẻ trang nghiêm, cung kính. Từ hệ thống cấu trúc mái, các cánh cửa và cầu thang…, đến ánh sáng và màu sắc luôn tạo cho ngôi thánh đường vẻ uy nghi nhưng lại thâm trầm, sâu lắng, có sức lôi cuốn mọi người tiến vào Nhà Chúa.
Được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943, nhà thờ Domaine de Marie là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây, có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.
Xem thêm về Nhà Thờ Mai Anh:
8. Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
Có tên gọi như vậy vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà bằng đồng dài 0,66 m, cao 0,58 m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Nhà thờ Con Gà được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942 mới hoàn thành, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt, có chiều dài 65 m, rộng14 m, tháp chuông cao 47 m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang. Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu chế tạo từ Pháp, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo, mang đậm nét kiến trúc của nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.
Xem thêm về Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt:
9. Nhà thờ Bảo Lộc, Lâm Đồng
Đây là nhà thờ có sức chứa lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam, có khả năng chứa khoảng 3.000 giáo dân. Nhìn tổng thể, kiến trúc Nhà Thờ Bảo Lộc phối hợp rất rõ giữa hai khối mỹ thuật vuông và tròn, tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”.
Nhà thờ Bảo Lộc là công trình cuối cùng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, tác giả của đồ án thiết kế dinh Độc Lập.
10. Nhà thờ Tắc Sậy, Cà Mau
Trên quốc lộ 1A từ Bạc Liêu đi Cà Mau ngang qua thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, giữa miền đất vùng bán đảo Cà Mau hiện diện một cụm kiến trúc uy nghi đường bệ – nhà thờ Tắc Sậy, gắn với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp.
Nhà thờ Tắc Sậy mang một kiến trúc lạ, có 3 tầng, tầng trệt dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng Thánh lễ. Nơi đặt phần mộ được kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn, 3 nóc, nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ có gắn chiếc đồng hổ lớn tạo nên một điểm nhấn nổi bật cho tòa nhà, một lối kiến trúc khá ấn tượng. Nhà Thờ Tắc Sậy là điểm hành hương hàng năm của rất đông người tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Xem thêm về Nhà Thờ Tắc Sậy:
Tổng Kết
Trên đây là 10 Nhà Thờ Công Giáo có kiến trúc độc đáo theo vùng miền từ Bắc vào Nam Việt Nam. Giáo Hội Việt Nam còn rất rất nhiều Nhà Thờ to đẹp hơn mà mình chưa tổng hợp hết được. Nếu bạn có những bài viết hay về kiến trúc Nhà Thờ Công Giáo hãy tham gia viết bài vào website để giới thiệu đến mọi người nhé! Tham gia viết bài tại đây.
Top 10 Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam