Nhà Thờ Giáo Xứ Cam Ly
11 Đường Nguyễn Khuyến, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
11 Đường Nguyễn Khuyến Thành phố Đà Lạt Lâm Đồng VN
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Năm thành lập: 1968
ID: 3131 - Số lượt xem: 5306

Người khởi tạo: Nguyễn Đức Mạnh
Năm thành lập Nhà Thờ:
1968

Nhà thờ Cam LyNhà thờ Cam Ly, gần thác cùng tên. Ðây là ngôi nhà thờ do Cha Boutary, thuộc hội Thừa Sai Paris cùng với nhà thầu Nguyễn Thanh Hổ xây cất để phục vụ giáo dân Dân Tộc. Công cuộc xây cất kéo dài từ năm 1960 đến 1968, được xây theo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Nhà thờ Cam Ly có hình dáng mái ngói đồ sộ cao vút giữa rừng thông. Hai mái ngói góc đứng, cao khoảng 17m, được lợp bằng 80,000 viên ngói phẳng, mỗi viên ngói được cột chặt bằng dây kẽm để phòng ngừa gió lộng. Toàn bộ hai mái ngói nặng gần 100 tấn.

Ở tiền đình có hai con thú tượng trưng cho sức mạnh và trí tinh khôn của con người. Ðó là con hổ và con phượng hoàng. Phía trong nhà thờ, những khung kính có hình tam giác và bao quanh là những khung kính hình vuông nói lên quan niệm của người dân tộc về cấu trúc của vũ trụ. Phía dưới có 2 con thú rừng nữa, đó là con nai tượng trưng cho sự trong sáng, hiền lành và con phượng hoàng thích ở nơi cao, thể hiện sự khoáng đạt trong tâm hồn của những người dân tộc thiểu số. Tại cung thánh có bàn thờ (3.9mx 090m) làm bằng gỗ một cây thông lấy từ đỉnh núi Lang Biang được phơi khô trước khi xây dựng công trình. Những nét dân tộc độc đáo của nhà thờ đã thu hút đông đảo du khách nhất là khách ngoại quốc đến viếng thăm.

Trước 1975, khu vực nhà thờ này là nơi giáo dục cho các em Dân Tộc từ các làng xa. Sau năm 1975, các em và các gia đình Dân Tộc về làng cũ. Chỉ còn lại một gia đình Dân Tộc và một số gia đình người Kinh. Số giáo dân được chừng gần 100. Có linh mục phụ trách, có sinh hoạt tôn giáo hàng ngày và Chúa Nhật. Một cộng đoàn nữ tu MTG Hà Nội thường trú cạnh nhà thờ để phụ giúp trong việc trông coi nhà thờ.

Kiến trúc

Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hào giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của người dân tộc.

Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2, trong đó 1/3 diện tích dành cho cung thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho tín đồ.

Từ chính diện phía đầu hồi, mái nhà cao hơn 17m gợi tưởng hình mũi tên vút lên trời cao; phía mặt bên trông xa giống như hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời; đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân tộc.

Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô, tường lấp xây đá kiểu dày 40 cm, cao 2m, bên trên là hàng kính màu.

Lối đi lại trong nhà thờ được lát đá chẻ. Cột cao 3m, kích thước mỗi cột 20x 50 cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12m trông rất ấn tượng. Để lợp mái nhà có độ dốc lớn như vậy, người thiết kế đã cho áp dụng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào litô.[1]

Trang trí bên trong nhà thờ thật hiệu quả nhờ cách xử lý không gian ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc gồm các hình tam giác, hình vuông,… Đối với người dân tộc, hình tam giác tượng trưng cho sự ưu việt hơn hẳn của Chúa, hình vuông tượng trưng trái đất được bao quanh bởi các hành tinh: Kim, Hỏa, Mộc và Mặt trời.Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Dưới cây thánh giá, trên tường đá kiểu có gắn ba cái sừng trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa.

Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.

Nguồn: http://www.simonhoadalat.com

https://vi.wikipedia.org

Hiển thị 6 kết quả
Giáo Phận - Giáo Hạt
Nhà Thờ là:
Thánh Lễ Chúa Nhật:
Thánh lễ Thứ 7:
Bổn Mạng:
Đã Quản Lý/Chưa Quản Lý
Nổi Bật
Đánh giá
Nhà Thờ Giáo Xứ Vạn Thành
Nhà Thờ Vạn Thành Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 0263 3825 863 https://g.co/kgs/o8viun 1.05 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Giáo Sở Thánh Tâm
38 Đường Trần Phú, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 1.41 km
Nhà Thờ là: Giáo Họ
Nhà Thờ Giáo Xứ Tùng Lâm
Xô Viết Nghệ Tĩnh, P7, Tp. Đà Lạt,Lâm Đồng 3.51 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Đà Lạt
Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Đà Lạt ,51A Vạn Kiếp, P.8, Đà Lạt, Lâm Đồng 3.63 km
Nhà Thờ là: Khác
Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu (Đà Lạt)
số 89 Thánh Mẫu, P. 7, Ðà Lạt, Tỉnh Lâm Ðồng 3.64 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Nhà Thờ Giáo Xứ Thiện Lâm
Đường Nguyên tử lực, Phường 8, Đà Lat, Lâm Đồng 3.71 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NhathoSongPha.jpg
Unnamed Road, Ninh Sơn, Ninh Thuận, Việt Nam 32.34 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NhathoTraGiang.jpg
QL27, Ninh Sơn, Ninh Thuận, Việt Nam 39.45 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
01-Giao-Phan-Dalat-DaLoan-00.jpg
Unnamed Road, Đà Loan, Đức Trọng, Bình Thuận, Việt Nam 41 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NhathoSongMy.jpg
QL27, song Mỹ 2, Tân Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận, Việt Nam 42.54 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NhathoQuangThuan 01.jpg
29A QL27, Triệu Phong, Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận, Việt Nam 45.58 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NhathoPhuocThien.jpg
Unnamed Road, Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận, Việt Nam 63.26 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
NT Thiên Phước.JPG
Quảng Sơn Đắk Glong Đăk Nông Việt Nam 64.84 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Hiển thị 1 - 15 trên 134 kết quả

©2023 Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam

Mạng chia sẻ thông tin Nhà Thờ, lịch Thánh Lễ, Cộng đồng Công Giáo

Liên Hệ

Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì xin để lại lời nhắn cho chúng tôi!

Sending

Đăng nhập với tài khoản

or    

Quên thông tin tài khoản?

Create Account