nhà thờ Trà Cú.jpg
Ấp Tân Lập A, xã Long Tân, huyện Ngã Năm, tinh Sóc Trăng.
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Gioan Kim (26/7)
Số Giáo Dân: 3,065 Giáo Dân
Năm thành lập: 1880
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Micae Võ Văn Thành
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Ngọc Triệu (6/2018)
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:30, 16:00
ID: 2845 - Số lượt xem: 2177

Người khởi tạo: Quân
Số Giáo Dân:
3,065 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1880
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Micae Võ Văn Thành
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá:
Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Ngọc Triệu (6/2018)

Lược sử Giáo xứ Trà Cú

Theo truyền khẩu, Trà Cú là tên, người Khơ- me đặt cho một làng nhỏ bên bờ Rạch Cũ. Khi có đông người Việt định cư thì gọi là Tân Long. Lúc đó thuộc huyện Thanh Giang tỉnh Rạch Giá xưa, kinh Rạch Cũ chảy từ Bún Tàu, Xẻo Cỏ, Xẻo Xu, Trà Lồng. Trà Cú ở sâu giữa đồng quê, cách 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng khoảng 60 km, hằng năm có 2 mùa nước: Mùa nắng nước mặn, mùa mưa mới có nước ngọt.

Vào thập niên 1870 vùng này có rừng rậm, sình lầy với các loại cây tạp như: tràm, gừa, mù u… và cũng còn nhiều loài thú dữ như heo rừng, voi, cọp… Dân cư thưa thớt gồm một số người Khơ-me và một số gia đình người Việt đến khai hoang lập nghiệp, sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh bắt cá.

Buổi sơ khai của họ đạo, chỉ có chừng một chục gia đình công giáo từ nơi khác đến khai hoang lập nghiệp. Trong thập niên 1870 Đức giám mục địa phận Nam Vang cử cha Vincent Gonet đến vùng này để giúp đở giáo dân về giáo lí, về văn hóa. Cha Gonet thường ở Trà Lồng và qua lại các vùng Trà cú, Đức Bà, Bô-na để giúp đở giáo dân. Khoảng năm 1880 Trà Cú đã có một số đông giáo dân như gia đình ông Gio-a Kim Nguyễn Văn Lãnh còn gọi là Trùm Lãnh và gia đình ông Nguyễn Văn Tấn đến từ Tân An, một số giáo dân khác từ Mặt Bắc, Giòng Rum đến khai hoang lập nghiệp. Cha Gonet với sự cộng tác của giáo dân đã cất một ngôi nhà nguyện bằng lá và thành lập họ đạo. Tuy là họ đạo nhưng mới chỉ là họ nhánh của Trà Lồng, chưa có linh mục ở thường xuyên. Đến năm 1902 gia đình ông Trùm Lãnh đã dâng cho nhà thờ một cái chuông và một phần đất, hiện sử dụng đến ngày nay.

Từ năm 1903 mới có tài liệu để biết chắc chắn hơn về các chủ chăn trong họ đạo là nhờ có sổ rửa tội, tên cha Vincent Gonet một vị thừa sai từ Pháp thường xuất hiện trong sổ bộ từ năm 1903- 1906.

Năm 1903 thấy xuất hiện thêm tên cha Mi-ca-e Lê Văn Hành. Năm 1904 có tên cha Phê-rô Trương Văn Sở. Bổn đạo rửa tội hay chôn cất đều được ghi ở sổ bộ Trà Lồng. Mãi đến năm 1906 mới thấy ghi rõ nhà thờ thánh Gio-a Kim Trà Cú. Có lẽ quý cha ở Trà Lồng, nhưng đặc trách Trà Cú và đi lại thường xuyên hoặc tạm trú ở phòng thánh nhà nguyện.

Năm 1907 không còn thấy tên cha Hành, cha Gonet và cha Trương Văn Sở nữa mà có tên cha Prosper Haloux. Thời kì này đã quen gọi tên họ đạo Trà Cú hoặc Tân Long vì lúc đó đã lập thành làng Tân Long.

Năm 1909 không còn tên cha Haloux và thấy có tên cha Phê-rô Nguyễn Văn Nở. Theo truyền khẩu thì số giáo dân lúc này mỗi ngày một đông thêm, chừng bốn mươi, năm mươi gia đình. Cha Nở đã cùng với ông Trùm Lãnh và bổn đạo sửa lại nhà thờ, lợp ngói và lót gạch tàu, cha cũng xây dựng nhà xứ một bên và nhà quý dì một bên. Họ Trà Cú lúc này thuộc xã Long Phú, huyện Long Mĩ, tĩnh Rạch Giá. Thời kì này nhà nước khai kinh từ khúc quẹo thẳng đến bưng Cồng Cộc (tức O- ven ngày nay) giáo dân đến ở rãi rác hai bên bờ kinh.

Năm 1911 cha Nở đi, cha Giu-se Bùi Công Trường đến, cha cất một trường học đơn sơ mái lá, để quý dì Chúa Quan phòng dạy văn hóa. Ít năm sau nhà nước lại khai kinh sáng Phụng Hiệp đi Cà Mau, Kinh Sáng chạy qua đất nhà chung nên giáo dân đến sinh sống 2 bên bờ Kinh từ Ca-rê đến ngã tư, lúc đó ở Ngã Tư mới có phố chợ buôn bán. Bổn đạo lúc đó chừng 60- 70 gia đình, nhưng tình trạng đạo đức còn yếu kém, cờ bạc, rượu chè… Năm 1916 cha Trường đổi đi. Cha An-rê Nguyễn Hiếu Vạn về coi họ đạo. Cuối năm 1916 cha Vạn đi, cha Phê-rô Trần Minh Kính đến thay.

Đến năm 1921 cha Kính đi và cha An-tôn Núi về nhận họ. Lúc đó cha Núi mới chịu chức được ba năm. Ngài dạy dỗ bổn đạo về mọi mặt. Ngài tổ chức diễn tuồng, kịch về đạo để dạy dổ giáo dân. Thấy nhà thờ, nhà xứ, nhà quý sơ đã hư hết cha bắt đầu sửa lại. Trước hết cha cất tạm nhà thờ lợp ngói vách ván, để tạm lo việc thờ phượng. Rồi giở nhà thờ cũ để xây dựng một nền nhà thờ lót bằng đá xanh cao hơn nửa mét là nền nhà thờ ngày nay. Ngài cũng xây một trường học vách tường, lợp ngói song song với nhà thờ. Chính Ngài cũng xây lại nhà xứ và nhà quý dì có lầu mái ngói, vách tường như đã thấy trước đây.

Giữa năm 1938 cha An-tôn Núi về làm cha sở Trà Lồng và cha Phê-rô Trần Công Triệu đến thay. Cuối năm 1938 cha Triệu đi và cha An-tôn Nguyễn Văn Quảng về làm cha sở.

Năm 1940 cha bắt đầu xây dựng nhà thờ, những vật liệu thời đó như: cây căm xe, thau lau, cà chất… cát, đá, vôi và mướn thợ từ Long Xuyên, Mỹ Luông, Sài Gòn về xây dựng.

Từ năm 1945 nhiều biến cố xảy ra loạn lạc, giặc giã, giáo dân chết chóc, nhà thờ, nhà xứ, nhà quý dì tuy không bị phá hủy nhưng cũng bị hư hại nhiều, một số giáo dân đã gia nhập phong trào chống thực dân Pháp, một số bỏ họ đạo đi nơi khác làm ăn… Ngày 07/02/1949 cha An-tôn Quảng qua đời được chôn cất ở đầu lộ tử đất thánh của họ đạo. Từ đó họ đạo vắng bóng cha sở. Mọi việc cậy nhờ cha An-tôn Núi. Cuối năm 1949 Cha Gio-an Bao- ti-xi-ta Hồ Thanh Biên đến làm cha sở ngài đã hướng dẫn giáo dân trong nhiệm vụ yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược. Cho đến tháng 3 năm 1954 ngài đi tập kết.

Ngày 11/ 09/1955 Cha Giu-se Trần Công Nhâm được cử về coi họ. Cha lo phần thiêng liêng cho bổn đạo, nhưng cũng giúp đở bênh vực nhiều người trong cảnh chiến tranh.

Ngày 21/03/1969 Cha Giu-se Nguyễn Văn Đầy về làm cha sở. Đầu năm 1975 họ đạo xây thêm một dãy nhà nối dài nhà xứ cũ, để đáp ừng nhu cầu sinh hoạt trong họ đạo.

Cuối tháng 05/1975 cha Giu-se Đầy về Sóc Trăng và cha An-tôn Nguyễn Mạnh Đồng về làm cha sở, đây là giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Ngày đất nước hòa bình nhưng tiếp theo là những năm tháng dưới chế độ bao cấp. Cha An tôn Đồng cùng với các cha phó là cha Mat- thêu Trần Văn Liên, cha Phê-rô Tri Văn Vinh và một số thầy Đại chủng viện đã vất vã lao động , sống chứng nhân tốt đời, đẹp đạo.

Ngày 06/05/1995 Đức cha E-ma-nu-el bổ nhiệm cha Phê-rô Nguyễn Thành Chất thay cha An-tôn Đồng. Trong khoảng thời gian này nhà thờ xuống cấp trầm trọng, nền nghiêng lúng nhiều nơi, mái ngói thỉnh thoảng lác đác rơi, khoảng năm 2000 trong một cơn mưa giông nhà xứ đổ sập. Nhận thấy với hiện trạng như thế, không an toàn cho giáo dân đến dự lễ, nhưng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn không biết xoay sở thế nào.

Qua thời gian dài trăn trở, cha sở Phê-rô Nguyễn Thành Chất kêu gọi giáo dân chạy đến cùng thánh cả Giu-se. Cho đến ngày 09/07/2009 được đức cha E-ma-nu-el cho phép làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng nhà thờ mới. Với sự cộng tác nhiệt tình của cha phó Giu-se Nguyễn Văn Thương, cha sở và cha phó đi khắp nơi kêu gọi lòng hảo tâm của quý ân nhân xa gần giúp đở, công việc xây dựng nhà thờ tương đối tốt đẹp.

Đến ngày 19/08/2011 cha sở Phê-rô Nguyễn Thành Chất được đức cha Stê-pha-nô chuyển đi làm cha sở Trà Lồng và cha Mi-ca-e Võ Văn Thành về nhận nhiệm sở, Ngài tiếp tục công việc xây dựng cho đến ngày hoàn thành hôm nay.

Nguồn : Website GP Cần Thơ


 

 Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Trà Cú

Hình ảnh Thánh lễ Cung hiến nhà thờ Trà Cú (30/10/2013)

 

Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật:
05:00, 07:30, 16:00
Lịch Lễ ngày thường và thông tin bổ xung về lịch lễ, sinh hoạt

Sáng: 5:00
Chiều: 16:30

nhà thờ Trà Cú.jpg cách đây 4 năm
Hiển thị 1 kết quả
Giáo Phận - Giáo Hạt
Nhà Thờ là:
Thánh Lễ Chúa Nhật:
Thánh lễ Thứ 7:
Bổn Mạng:
Đã Quản Lý/Chưa Quản Lý
Nổi Bật
Đánh giá
nhà thờ Ngã Năm.jpg
P8 Phường 2, tx. Ngã Năm, Sóc Trăng, Việt Nam 0.58 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Tân Thành.JPG
JJ3Q+56 Phường 2, tx. Ngã Năm, Sóc Trăng, Việt Nam 1.17 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ O ven.jpg
Ấp Phước Thọ A, xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng 2.72 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Trà Rằm.jpg
JMR9+52 Long Phú, Long Mỹ, Hậu Giang, Việt Nam 4.48 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Giáo Xứ Trà Lồng
phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 6.25 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Giáo Xứ Đồng Lào.jpg
Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng 6.92 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Đường Láng.jpg
Phước Thọ I, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng 8.87 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Mỹ Phước.jpg
Phước Thọ B, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng 8.87 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Vĩnh Lợi.jpg
Tân Long, tx. Ngã Năm, Sóc Trăng, Việt Nam 8.94 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
giáo xứ bo na.jpg
ấp Phương Hòa I, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng 10.04 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Hậu Bối.jpg
Phương Hòa 3, Hưng Phú, Mỹ Tú, Sóc Trăng 10.04 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Kinh Đức Bà.jpg
Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang, Việt Nam 11.61 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Giáo Xứ Cái Trầu.jpg
Vĩnh Kiên, Vĩnh Quới, Thạnh Trị, Sóc Trăng 13.7 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Giáo Xứ Fatima
ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng 13.99 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
nhà thờ Kinh Lý.jpg
Ấp Mới, Long Hưng, Mỹ Tú, Sóc Trăng 18.23 km
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Hiển thị 1 - 15 trên 33 kết quả

©2023 Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam

Mạng chia sẻ thông tin Nhà Thờ, lịch Thánh Lễ, Cộng đồng Công Giáo

Liên Hệ

Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì xin để lại lời nhắn cho chúng tôi!

Sending

Đăng nhập với tài khoản

or    

Quên thông tin tài khoản?

Create Account